Quá trình phát triển Quân_đội_nhân_dân_Việt_Nam

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.[13]

Ngày 15 tháng 5 năm 1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sáp nhập với lực lượng Cứu Quốc quân và đổi tên thành Giải phóng quân, trở thành lực lượng quân sự chủ yếu của Mặt trận Việt Minh thực hiện thành công cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945[13]

Từ năm 1945 đến năm 1954 là thời kỳ phát triển vượt bậc cả về số lượng và khả năng chiến đấu. Giải phóng quân đã phát triển từ một đội quân nhỏ trở thành Quân đội Quốc gia Việt Nam với quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành 40 chi đội.

Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau đó, thành lập các đại đoàn 308, 304, 312, 320, 316, 325, 351 và giành Chiến thắng Điện Biên Phủ trước Thực dân Pháp ngày 7 tháng 5 năm 1954.[13]

Ngày 15 tháng 2 năm 1961, Quân Giải phóng miền Nam được thành lập. Quân đội ta đã tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài và gian khổ, tiêu biểu là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ ở miền Bắc mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ trên không tháng 12 năm 1972; kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Hồ Chí Minh vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Trong thời kỳ 1961-1975, Mỹ thường phân biệt Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (mà Mỹ gọi là "Việt Cộng") với Quân đội nhân dân Việt Nam (mà Mỹ gọi là "Quân đội Bắc Việt Nam"). Nhưng thực ra, Quân Giải phóng miền Nam là một bộ phận không tách rời của Quân đội nhân dân Việt Nam[14]. Sự phân biệt này của Mỹ xuất phát từ bên Cách mạng về bề ngoài để Mặt trận Dân tộc giải phóng có sự độc lập tương đối với Việt Nam Dân chủ cộng hòa, và sự phân chia của Mỹ nhằm có đối sách trên bàn đàm phán tại Paris. Nhưng Hiệp định Paris khẳng định miền Nam Việt Nam chỉ có hai quân đội, và miền Bắc có quyền chi viện cho miền Nam. Sau 1975 khi công khai sự lãnh đạo của Đảng với Mặt trận Giải phóng và quân giải phóng suốt cuộc chiến, thì Quân giải phóng được định nghĩa là một phần Quân đội nhân dân đúng như bản chất khi Đảng thành lập nó.

Ngày 23 tháng 12 năm 1978, mở cuộc phản công chiến lược, đập tan cuộc tiến công của Quân đội Campuchia Dân chủ. Sau đó đã phối hợp với các lực lượng vũ trang Cămpuchia, đánh tan 21 sư đoàn quân Campuchia Dân chủ, xoá bỏ chế độ diệt chủng tàn bạo.[13]

Từ đó đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện nhiều đợt điều chỉnh biên chế, tổ chức, cắt giảm quân số. Hiện nay, lực lượng thường trực gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng nửa triệu người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người.[13]

Đánh giá của đối phương

Trung tá Pháp Marcel Bigeard (sau này là Bộ trưởng Quốc phòng Pháp), đã có kinh nghiệm 9 năm chiến đấu ở Đông Dương, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ lúc xây dựng cứ điểm cho đến khi đầu hàng, đã bày tỏ sự kính trọng của mình đối với Quân đội nhân dân Việt Nam: "Tôi đã thấy họ khởi sự từ những khẩu súng bất kỳ như súng săn và sau đó, tháng này qua tháng khác, họ được tổ chức thành những nhóm nhỏ, rồi từ các nhóm nhỏ thành trung đội, từ các trung đội lên đại đội, từ đại đội lên tiểu đoànlữ đoàn và cuối cùng là thành các sư đoàn đủ quân. Tôi đã thấy tất cả những điều này và tôi có thể nói với các vị rằng họ đã trở thành những người lính bộ binh vĩ đại nhất trên thế giới. Những người lính dẻo dai này có thể đi bộ 50 km trong đêm tối bằng sức của một bát cơm, trên những đôi giày ba-ta và hát vang trên đường ra trận. Theo quan điểm của tôi, họ đã trở thành những người lính bộ binh ngoại hạng và họ đã đánh bại được chúng ta (quân đội Pháp)".[15]

Thiếu tá đặc nhiệm Mỹ Charles A. Beckwith, từng tham gia chiến tranh Triều Tiên rồi sau đó tiếp tục sang Việt Nam tham chiến, đã ca ngợi Quân đội nhân dân Việt Nam: "Tôi sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để có được 200 người lính như họ. Họ là những người lính giỏi nhất mà tôi từng thấy. Họ tận tâm và thuộc loại cừ khôi. Tôi chưa từng thấy lính nào giỏi như họ."[16]

Tướng Lindsey Kiang là một nhà sử học Mỹ có nhiều năm công tác tại Việt Nam. Ông nhận xét: Trong mắt nhiều lính Mỹ, bộ đội Việt Nam là những người có kỷ luật, chiến đấu thông minh và rất gan dạ. Ông nói[17]:

Tất cả những điều tôi đọc, tôi nghe được từ họ đều toát lên một sự tôn trọng dành cho các cựu chiến binh Việt Nam, bất kể đó là Giải phóng quân của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam hay quân chính quy từ miền Bắc vào. Những nhận xét đó thường là: Bộ đội Việt Nam thông minh, tiết tháo, có kỹ năng và lòng quyết tâm. Họ cũng là những người dũng cảm tuyệt vời trước hỏa lực khủng khiếp của pháo binh và không quân Mỹ. Nhiều cựu chiến binh Mỹ thường nhắc lại với niềm cảm phục sâu sắc khả năng chống đỡ của đối thủ dưới làn đạn mà những trận rải thảm B-52 là ví dụ điển hình.Miền Trung Việt Nam là nơi những đội quân tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ đối đầu với quân chính quy từ miền Bắc Việt Nam... một trung sĩ lính thủy đánh bộ nói với bạn tôi rằng: "Thưa ngài, lính Bắc Việt Nam đánh giỏi như chúng ta". Nên biết rằng, lính thủy đánh bộ Mỹ là những chiến binh ưu tú nhất, được chọn từ bộ binh sang. Đó quả là một lời khen ngợi đối thủ. "Họ rất dũng cảm, rèn luyện tốt và có tinh thần chiến đấu cao" - Anh ấy nói.

Tướng Merrill McPeak, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, từng là phi công chiến đấu ở Việt Nam. Trong phim "The Vietnam War", ông kể lại: bằng phương tiện quan sát hiện đại gắn trên máy bay, ông ta có thể săn lùng những chiếc xe vận tải của Việt Nam như săn thỏ. Nhưng bắn nhiều rocket, thả nhiều bom đến như vậy, nhưng không lực Mỹ vẫn không tài nào ngăn nổi sự vận chuyển trên đường Trường Sơn. Cho đến nay, Merrill McPeek nói rằng ông vẫn ức tới nghẹn cổ, và kết luận: Ông đã ủng hộ nhầm phe, nếu có thể được thì ngày ấy ông nên chiến đấu cùng đội ngũ với các chiến sỹ can trường, quả cảm ở bên phía Việt Nam[16]

Trong một cuộc khảo sát sau cuộc chiến với các sĩ quan Hoa Kỳ từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, 44% đánh giá Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là "thiện chiến và gan góc". Một sĩ quan nhận xét "Có một khuynh hướng đánh giá thấp đối thủ. Trong thực tế, họ là địch thủ giỏi nhất mà chúng ta (quân đội Mỹ) từng phải đối mặt trong lịch sử".[18]

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quân_đội_nhân_dân_Việt_Nam http://www.atimes.com/atimes/Central_Asia/EI05Ag02... http://www.acig.org/artman/publish/article_245.sht... http://baotintuc.vn/xa-hoi/quan-doi-thuc-hien-tot-... http://www.chinhphu.vn/vanbanpq/lawdocs/QD109TTG.D... http://dantri.com.vn/chinh-tri/quang-nam-khanh-tha... http://www.bqllang.gov.vn/index.php?option=com_con... http://datafile.chinhsachquandoi.gov.vn/Qu%E1%BA%A... http://laws.dongnai.gov.vn/1991_to_2000/1999/19991... http://www.phunu.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/d... http://mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/04_Sj9CPykss...